Đời sống - Xã hội

Hạnh phúc mỉm cười với cặp vợ chồng khiếm thị

Phú Sơn |

Hai anh chị cùng chung cảnh ngộ khiếm thị nhưng mang trong mình ý chí và nghị lực phi thường. Sau 6 năm tìm hiểu, hai mảnh đời bất hạnh ấy nguyện gắn đời mình vào nhau, cùng vẽ lên câu chuyện tình đẹp như cổ tích.

Đôi chân của Đao và “lời nguyền” của Giàng

Hưng Thơ |

Nhà của Hồ Văn Đao (SN 2001) ở tận bản Ngược, nơi xa lắc xa lơ với những con đường đất nhầy nhụa, đá lởm chởm ở xã Ba Nang của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Ngày Đao chào đời cách đây 17 năm, gia đình Đao rớt hai hàng nước mắt, vì đôi chân của em khác người, không được lành lặn. Lúc đó, ở những ngôi nhà sàn của người đồng bào Vân Kiều tại bản Ngược, họ mê tín xì xào rằng, Đao bị Giàng (ông trời) nguyền rủa. Đao lớn lên, chứng kiến những giọt nước mắt của mẹ, và ánh mắt thương hại của bản làng. Từ sự động viên của gia đình và những người thầy, Đao tập lết đi bằng tay, rồi dần đứng lên…

Quầy rau củ miễn phí ở Sa Đéc: Sự sẻ chia ý nghĩa với người nghèo

Thanh Thanh |

Với nhiều gia đình, chuyện mua bó rau, mớ cải ngoài chợ là việc quá bình thường, nhưng với những người lao động nghèo thiếu thốn trăm bề thì quầy rau củ miễn phí tại phường 1, TP.Sa Đéc (Đồng Tháp) là nơi giúp họ đỡ đi một phần gánh nặng về chi tiêu hàng ngày.

"Tấm gương trong sáng" miền châu thổ

Thái Sơn |

Trong một lần dừng chân bên bờ sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang, tôi tình cờ gặp một cụ bà gương mặt phúc hậu tuổi ngoài 80, sau biết tên cụ là Huỳnh Thị Chín. Cụ cho hay gia đình từ bên Bến Tre về đây sinh sống được mấy chục năm, có năm anh chị hi sinh trong hai cuộc 2 cuộc kháng chiến.

Nỗi niềm liệt sĩ trở về sau 26 năm báo tử

Trần Tuấn |

Việc “liệt sỹ” Trịnh Thanh Bình trở về bằng xương, bằng thịt sau 26 năm báo tử tại thị trấn Hương Khê (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đã khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Đằng sau điều kỳ diệu đó là cả một câu chuyện dài đầy xúc động từ phía hậu phương nỗ lực tìm... mộ liệt sĩ!

Nghị lực phi thường của một cựu binh sau thảm cảnh

Phố Nhơn |

Bị hỏng mắt sau một tai nạn lao động, ông Lê Thanh Bình (53 tuổi, ở thôn An Hòa 2, xã Phước An, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) tiếp tục rơi vào thảm cảnh khi vợ ông không lâu sau đó cũng bị bệnh trọng. Nhưng bằng nghị lực phi thường, ông đã vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu và giúp đỡ nhiều người cùng cảnh ngộ.

Nghiệt ngã những mảnh đời nhiễm AIDS: Bài 2 - Bản nhạc sám hối

Mai Thắng |

“Giờ đây em biết đi về đâu, đời em đã nằm trong vực sâu, đời em sẽ như con thuyền không bến lênh đênh. Đời em biết đi về đâu, giọt nước mắt khóc cho đời sau, chắp tay nguyện cầu, xin cuộc đời hai chữ bình an...” - T, bệnh nhân có “H” ở giai đoạn cuối cầm đàn ghi ta hát. Lời bài hát xót xa khiến tất cả chúng tôi không cầm được nước mắt. T được các bệnh nhân ở đây gọi là “nhạc sĩ”.

Nghiệt ngã những mảnh đời nhiễm AIDS: Bài 1 - Phút trải lòng đau đớn

Mai Thắng |

“Năm nay em 27 tuổi nhưng em nghiện ma túy từ lúc 15 tuổi. Em biết bị nhiễm HIV cách đây 8 năm khi đang cai nghiện ở trại cai nghiện Phú Văn. Giờ ân hận cũng đã muộn lắm rồi. Thôi thì sống vui những ngày tháng cuối đời và sẵn sàng ra đi” - Nguyễn Phi L, bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối ở Khoa Chăm sóc đặc biệt Bệnh viện Nhân Ái không ngần ngại chia sẻ.

Những mái ấm khang trang ấm nghĩa tình Công đoàn

Quốc Thiên |

Chương trình “Mái ấm Công đoàn” do các cấp công đoàn (CĐ) triển khai đã giúp cho nhiều đoàn viên có những ngôi nhà mới khang trang.

Tây Nguyên mùa gieo chữ

Lộc Bình |

Băng qua những con đường nhão nhoẹt bùn đất sau trận mưa rừng, hay phải lội bộ hàng chục km băng rừng, vượt suối để đến điểm trường cách biệt…, đó là những cuộc hành trình gian nan để cõng con chữ của các giáo viên ở các khu vực vùng khó khăn tại Tây Nguyên đến với học sinh vùng sâu vùng xa...

Kỳ thú Búng Bình Thiên ở Tây Nam bộ

Lục Tùng |

Búng Bình Thiên (huyện An Phú - An Giang) - hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Tây Nam bộ - không chỉ giữ vai trò điều tiết nước cho một phần châu thổ của dòng Mekong huyền thoại mà hồ nước luôn xanh trong, phẳng lặng này còn là điểm đến đầy hấp dẫn cho du khách thích khám phá sông nước vùng đầu nguồn sông Cửu Long lấp lánh văn hóa Chăm Islam (Chăm Nam bộ)...

Lâm Quang Ky – dấu lặng “Lê Lai Kiên Giang”

Lục Tùng |

“Trong suốt chiều dài lịch sử giữ nước, có rất nhiều tấm gương dũng cảm hy sinh để cứu chủ tướng của mình, nhưng người được nhân dân ghi nhận và tôn thờ như hình tượng Lê Lai xả thân cứu chủ tướng Lê Lợi thì có lẽ đến nay chỉ duy có ông Lâm Quang Ky (1839-1868) - phó tướng duy nhất của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực” - Giám đốc Sở VHTTDL Kiên Giang Diệp Hoàng Du đã hấp dẫn tôi ngay lời mở đầu câu chuyện về “Lê Lai Kiên Giang”.

Làm sao để tuyên truyền truyền thống cách mạng đi vào lòng người

LÊ TUẤN LỘC (HỘI NHÀ VĂN VN) |

Vừa qua, chúng tôi đi thăm Phú Quốc. Trên đường đến bảo tàng Nhà tù Phú Quốc, tôi hỏi lái xe taxi, anh tên là Nguyễn Văn Vinh, khoảng 40 tuổi: Anh có biết ở Phú Quốc, những điểm tham quan du lịch nào được nhiều khách đến không? Vinh nói vanh vách như một hướng dẫn viên: Nhà tù Phú Quốc là một điểm đến tham quan được rất nhiều khách đến.

BOT Cai Lậy ngày ấy, bây giờ

Kỳ Quan |

Câu chuyện BOT Cai Lậy (trên QL1A, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) được “hâm nóng” trở lại khi tỉnh Tiền Giang đang đề nghị phương án xây thêm trạm thu phí trên tuyến tránh, hoạt động song song với trạm hiện hữu. Ghé lại BOT Cai Lậy những ngày này, chúng tôi cảm nhận tâm trạng chờ đợi của mọi người. Nhưng chờ đợi điều gì?

Dân khốn khổ vì dự án "treo" ngàn tỉ

Nguyễn Tri |

Từng được xem là “giấc mơ lớn” đưa du lịch Bình Định cất cánh, tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ, dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 250 triệu USD mới chỉ có... một thùng container. Trong khi đó, hơn 300 hộ gia đình với khoảng 1.500 nhân khẩu phải sống khổ trong vùng dự án.

Người thương binh biến nhà riêng thành mái ấm của những cụ già bán vé số

Phố Nhơn |

“Đa phần họ không ai lành lặn, không ai còn trẻ, vậy mà vẫn phải lặn lội mưu sinh giữa mưa gió, nếu mình không thương, không cưu mang thì sẽ hổ thẹn với lòng lắm”, ông Lên cười hiền.

Gặp lại “chú voi con ở Bản Đôn”

Hoàng Văn Minh |

“Chú voi con ở Bản Đôn/ Chưa có ngà nên còn trẻ con/ Từ rừng già chú đến với người/ Rất ham ăn với lại ham chơi...”. Chúng ta ai cũng ít nhiều ngân nga một vài đoạn bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Nhưng chắc chắn không nhiều người biết, nguyên mẫu của chú voi con trong bài hát là một con voi rừng lạc mẹ, hiện đã trở thành tiêu bản trưng bày ở Trung tâm Du lịch Buôn Đôn (tại Buôn Trí A, xã Krông An, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk).

Hàng nghìn hộ dân Đà Nẵng chờ đợi hứng từng xô nước sạch

Nguyễn Thi |

Nhiều năm gần đây, câu chuyện thiếu nước sạch tại Đà Nẵng trở thành quen thuộc, “đến hẹn lại lên”. Một trong những nguyên nhân là nguồn nước đầu nguồn bị nhiễm mặn. Hàng nghìn hộ dân sống ở đô thị phải chờ đợi hứng từng xô nước, trong khi chính quyền phải “xin” nước từ thuỷ điện để đẩy mặn.

Đừng biến Việt Nam thành nơi tập kết rác thải

CAO HÙNG – NGÔ SƠN |

Không phải ngẫu nhiên, Tổng cục Môi trường (Bộ TNMT) đã cảnh báo: Trong 15.442 container phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại các cảng, có tới 4.514 container thuộc diện nghi vấn, do các tổ chức, cá nhân đã cố tình buôn lậu, vì không có Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất...

Huyền thoại ông già Biển Hồ

Tùy Phong |

Đã từ lâu lắm người dân sống quanh khu vực Biển Hồ chẳng ai còn nhớ đến cái tên thật của ông nữa, những người tìm đến ông cũng chỉ biết đến cái biệt danh “ông già Biển Hồ”. Ít ai biết rằng trước khi làm công việc vớt xác, cứu người, tên của ông đã được đặt cho một ngọn núi.