Phóng sự

Ngôi nhà Mái ấm rộn niềm vui

CÔNG SÁNG - CHÂU CẨM |

Những năm qua, đã có hàng nghìn ngôi nhà Mái ấm Công đoàn được Công đoàn Hà Tĩnh hỗ trợ xây dựng cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó mà nhiều gia đình đoàn viên có được mái ấm hạnh phúc, có nơi an cư lạc nghiệp, thêm tin yêu, trân trọng tổ chức Công đoàn.

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

Cô gái Pa Cô đi tải đạn

QUANG ĐẠI - CÔNG SANG |

Lục lọi mãi, mẹ Hồ Kăn Choong (khóm 6, thị trấn Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị) mới tìm ra được kỷ vật từ chiến trường Khe Sanh. Mẹ xòe ra 10 chiếc kim bằng bạc, dài ngắn khác nhau, cười hiền: “Đây là y cụ mẹ đã giúp rất nhiều đồng đội thoát lưỡi hãi tử thần trong chiến tranh”.

Giữa mùa world cup 2018: Đừng mù quáng vì “đỏ đen”!

GHI CHÉP CỦA KIM ĐỒNG |

Mặc dù chưa có một con số thống kê cụ thể về hệ lụy của những trận “đỏ đen” mùa World Cup 2018, song trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp trộm cướp, uống thuốc diệt chuột, nhảy cầu tự tử, thậm chí đâm chém nhau dẫn đến án mạng xảy ra. Điều này không những là nỗi đau của người thân, mà còn là gánh nặng cho xã hội.

Truyền thống anh hùng và tiếng còi tàu rộn rã

DƯƠNG ÁNH HỒNG |

Ngược dòng chảy của thời gian, lật mở từng trang lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hướng Hóa mới thấy sự kiên cường, anh dũng trong đấu tranh, cần cù trong lao động sản xuất mà cha ông để lại như những viên ngọc lấp lánh tỏa sáng với giá trị to lớn cho nhiều thế hệ nối tiếp nhau.

Trở lại “chảo lửa” Lóng Luông

DUNG HÀ - CƯỜNG NGÔ |

Ngày 1.7, các lực lượng chức năng tỉnh Sơn La đã tiến hành san gạt, dọn dẹp sào huyệt ma túy của Nguyễn Thanh Tuân ở bản Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ. Toàn bộ đường hầm, boongke, nhà kiên cố của trùm ma túy Nguyễn Thanh Tuân đã bị san phẳng.

Những người thắp lửa thầm lặng

THỦY LÂM |

Để làm nên một Khe Sanh hôm nay, có rất nhiều người đã được vinh danh, những người được coi là thắp lửa cho Khe Sanh rực sáng. Họ là những người lính đã bỏ lại một phần máu xương trên chiến trường cho đất này nở hoa, là những nhà lãnh đạo với những quyết sách quan trọng tạo nguồn lực cho Khe Sanh phát triển, họ là những doanh nhân thành đạt có nhiều đóng góp cho sự phát triển của quê hương… 

Hướng Hóa, cuộc đổi đời dù đá nát vàng phai

HOÀNG CÔNG DANH |

Ở bất cứ đâu trên mảnh đất Hướng Hóa cũng có thể nhìn thấy núi, núi ở tầm xa, và núi ngay ở trước mặt. Thì như cái ụ đất chỗ nhà Nguyên tôi vẫn gọi là núi, một hòn núi ở trên một dãy núi đã bị ý chí con người san phẳng.

Máu đỏ và rừng xanh

HOÀNG HẢI LÂM |

3 ngày liên tiếp, mưa rơi trên đỉnh Sa Mù. Địa điểm km37+7 đặc sương, đặc gió, đặc mây. Trụ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) lấp ló trong sương. Tầm 20 mét đã không thấy mặt người. Mọi người nhận diện bằng tiếng nói, chúng tôi thì mịt mù trong khu rừng ủ sương, cứ âm âm u u cả một mảng, đôi lúc rợn người khi đi qua một đoạn dốc. Nhìn xuống dưới thung sâu cứ nghĩ mình rớt trong tưởng tượng.

Người đem càphê Khe Sanh đến trời Tây

QUANG HIỂN |

Nhấp một ngụm càphê, anh có thể nói được đó là càphê giống gì, trồng ở đâu, có pha chế hay không, rang, xay đã đúng độ chưa, thu hái đã chín chưa... Anh có thể nói say sưa cả ngày về càphê mà không sợ cạn “vốn” kiến thức. Người hiểu, và “say” càphê đến độ ấy là Trần Quang Hải, Giám đốc Công ty TNHH Đại Lộc (thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị).

Mua bán, lấn chiếm đất rừng phi pháp ở Tây Nguyên

HỮU LONG |

Đất rừng Tây Nguyên đang bị “chảy máu” bởi sự quản lý lỏng lẻo của nhiều địa phương, chủ rừng và không ít công ty lâm nghiệp. Từ đây, nhiều đối tượng lợi dụng lỗ hổng pháp luật để công khai mua bán, lấn chiếm hàng ngàn ha đất rừng. Có vào những điểm nóng tranh chấp đất rừng mới thấy, những cuộc chiến giành đất vẫn đang xảy ra dai dẳng, khốc liệt giữa người giữ rừng và kẻ đi cướp đất…

Doan Thương ở Ka Tăng

ĐẮC THÀNH - ĐỨC NGHĨA |

Vùng đất biên ải này ngày đầu lập nghiệp đã “đãi” chị bằng những trận sốt rét rừng, những ngày đói triền miên, những hình ảnh chết chóc khiếp đảm do bom mìn sót lại gây nên. Nhưng cũng tại chốn này, chị mới thấm thía được thế nào là sự sẻ chia, tình người trong lúc khốn khó.

Những “ngọn đuốc Hà Nhì” soi sáng rừng cực Tây

HOÀNG GIANG |

Ngày nay nhiều người đến xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và biết đây là nơi mặt trời lặn sau cùng trên lãnh thổ Việt Nam (cực Tây Tổ quốc); là ngã ba biên giới tiếp giáp Việt – Lào – Trung, nơi một tiếng gà ba nước cùng nghe; là nơi cộng đồng dân cư sinh sống 100% là người Hà Nhì... Nhưng có lẽ ít người biết, ở mảnh đất tận cùng đất nước này, có một dòng họ - dòng họ Pờ là một trong những ngọn đuốc đầu tiên soi sáng con đường cách mạng về với bản làng. 

Quốc Phú ở Phú Quốc

LỤC TÙNG |

“Tôi chỉ nhớ tuổi thôi, còn năm sinh từng đứa thì nhà báo hỏi cậu Phú giùm”. Nhìn chị Danh Thị Sang (46 tuổi, dân tộc Khmer, ấp Rạch Tràm, xã Bãi Thơ, Phú Quốc, Kiên Giang) đưa mắt sang thượng úy Trần Quốc Phú - Đội trưởng Đội Vận động quần chúng (Đồn Biên phòng Rạch Tràm - BĐBP Kiên Giang) rồi cười hồn nhiên như “người trong nhà”, tôi như hiểu được vì sao vị sĩ quan trẻ này được T.Ư Đoàn vinh danh là một trong 10 gương mặt trẻ triển vọng BĐBP năm 2017.

Chinh phục mảnh đất cằn cỗi Mường Khương bằng giống cây quý

MỘC MIÊN |

Nhiều nơi ở huyện Mường Khương (Lào Cai) khô cằn, hoang hoá, với những núi đá vôi, nhưng không vì thế bà con nơi đây chấp nhận “đầu hàng”, quy phục cảnh đói nghèo. Sau nhiều năm trăn trở, đồng bào nơi đây đã tìm ra loại cây quý, phù hợp thổ nhưỡng giúp họ đổi đời, thu nhập tới tiền tỉ mỗi năm.

Tiếng kêu cứu từ nơi tận cùng ô nhiễm

HỮU LONG |

Khoảng 20 năm trở lại đây, nhiều làng nghề truyền thống tại Bắc Ninh khoác chiếc áo mới hiện đại; những ngôi nhà khang trang thay nhau mọc lên, đường xá láng cóong để ôtô, xe tải vào sâu trong làng vận chuyển nguyên liệu… Thế nhưng đáng buồn, đó chỉ là sự hào nhoáng bề ngoài, bởi không ít làng nghề ở Bắc Ninh hiện phát triển manh mún, thiếu quy hoạch, gây hệ lụy hủy hoại môi trường đến tận cùng.

Ký ức Khe Sanh

TRẦN ĐỨC CHÍNH |

Cách đây 50 năm có lẻ, tôi là phóng viên đầu tiên của báo Lao Động đạp xe từ Hà Nội vào Vĩ tuyến 17. Một mình lẽo đẽo trên con đường số 1 nắng chang chang. Đi đường gặp gì ăn nấy tới chỗ hoang vắng thì tự nấu cơm bằng hộp đựng sữa Liên Xô, hái nắm lá rau tàu bay nấu canh, xong bữa. Gặp nhà dân ngủ nhờ, nằm đâu cũng ngủ được.