Lao động việc làm

Báo Lao Động tuyển dụng: Nhân viên quản lý quảng cáo điện tử, tổ chức sự kiện và khai thác quảng cáo làm việc tại Hà Nội

. |

1. Vị trí tuyển dụng, số lượng

- 03 Nhân viên quản lý quảng cáo điện tử

- 03 nhân viên tổ chức sự kiện

- 05 Nhân viên khai thác quảng cáo

Bộ Nội vụ tuyển 8 chỉ tiêu công chức ngạch chuyên viên năm 2024

HẠNH AN |

Bộ Nội vụ tuyển dụng 8 chỉ tiêu biên chế công chức ngạch chuyên viên, mã số ngạch 01.003, vào công tác tại một số đơn vị thuộc Bộ.

Nghề nghiệp, vị trí việc làm nào có lương thưởng cao?

Thùy Trang |

Nhiều ngành nghề đặc thù, có những yêu cầu riêng thường đi kèm mức lương hấp dẫn.

Mức lương 15 triệu đồng/tháng ở Quảng Ngãi đang chờ nhiều người lao động

VIÊN NGUYỄN |

Đầu năm 2024, gần 10 nghìn vị trí việc làm ở Quảng Ngãi đang chờ người lao động, với mức lương từ 5 triệu - 15 triệu đồng/tháng.

Bắc Giang: 9 ngành nghề thu hút đầu tư vào Cụm Công nghiệp Yên Lư

Hoàng Quang |

Tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định số 338/QĐ-UBND và điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án và điều chỉnh, bổ sung ngành nghề thu hút đầu tư của Cụm Công nghiệp Yên Lư, huyện Yên Dũng.

Có một cuộc “chiến ngầm” ngay trong chính công ty của bạn!

Khánh Ninh |

Hội nghị nhân sự - Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2016 do Anphabe tổ chức mới đây tại TPHCM ,thu hút hơn 500 CEO và giám đốc nhân sự các doanh nghiệp ở Việt Nam. Tại đây họ đã cùng nhau bàn luận một vấn đề khiến họ “đau đầu” là hội chứng chia rẽ, phân tách giữa các thế hệ người lao động.

Trải lòng của nữ điều dưỡng chăm sóc người “gần cõi chết”

Vũ Quỳnh |

Không phải ai theo nghề y cũng may mắn có được niềm vui cứu chữa, chăm sóc để bệnh nhân của mình khỏe mạnh xuất viện. Cũng là nhân viên y tế, nhưng công việc hằng ngày của nhân vật trong bài viết này là chăm sóc, gần gũi những bệnh nhân sống những ngày cuối cùng của cuộc đời, lẽ thường, họ cũng phải đối mặt với những lần “đưa tiễn cuối cùng”.

Thuê lại lao động để đi đếm ốc vít!

Lê An Nhiên |

Cho thuê lại lao động nhằm đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhân lực trong khoảng thời gian nhất định; thay thế người lao động (NLĐ) trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân hoặc giảm bớt thời giờ làm việc; doanh nghiệp (DN) có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Bỏ túi 8 bí kíp để trở thành nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp

Khánh Ninh |

Tại một hội thảo về định hướng chiến lược phát triển công nghiệp thời trang vừa diễn ra tại TPHCM, các chuyên gia nhận định: “Ngành thiết kế thời trang tại Việt Nam hình thành tự phát hơn 10 năm qua, các nhà thiết kế chuyên nghiệp còn quá ít; nhân lực thiết kế thì nhiều nhưng chỉ dựa trên năng khiếu bẩm sinh, hầu như không có căn bản, chưa được đào tạo chính quy”. Cho dù có được đào tạo, thực tế cho thấy, chỉ khoảng 20% sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu thị trường do sức sáng tạo và khả năng tiếp cận với thời trang thế giới còn hạn chế.

Công nhân không có ngày nghỉ cố định

Lê An Nhiên |

Pháp luật về lao động quy định, người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày nghỉ cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động. Trong khi đó, anh Nguyễn Văn T, làm việc tại một Cty điện tử thuộc KCX Tân Thuận (TPHCM) chia sẻ: “Chúng tôi cứ làm xoay vần, tới lượt nghỉ thì nghỉ, nhiều khi cũng không nhớ mình đã được nghỉ chưa nữa. Con cái thì được nghỉ ngày thứ 7, chủ nhật, muốn bố mẹ đưa đi chơi cũng không được vì mình còn phải đi làm”.

Đối tượng nào thuộc diện tinh giản biên chế?

Nam Dương |

Trong tuần, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi liên quan đến vấn đề nghỉ việc theo diện tinh giản biên chế; nghĩa vụ của NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Công nhân nữ còn quá nhiều vất vả!

Lê An Nhiên |

Trong ngành giày da, may mặc, chế biến thủy hải sản... công nhân lao động nữ chiếm đa số. Lao động nữ ở các ngành nghề này thường làm việc đạt năng suất, chất lượng ở tuổi từ 25-35 tuổi, sau đó bị chủ doanh nghiệp loại dần hoặc chính họ phải từ bỏ công việc vì không đủ sức khỏe.

Bỏ thói xấu nhỏ, được cái lợi lớn

Lê An Nhiên |

Mỗi công ty khi đặt ra các quy định an toàn, nội quy lao động ngoài mục đích giữ an toàn cho hoạt động sản xuất tại công ty, còn giữ an toàn cho chính người lao động (NLĐ). Thế nhưng, thay vì tuân thủ, một số NLĐ lại cố tình phớt lờ dẫn đến sai phạm mà nguyên nhân chỉ vì những thói xấu khó bỏ của mình.

Cách nào để hưởng lương hưu khi chưa đủ số năm đóng BHXH?

Nam Dương |

Trong tuần qua, VPTVPL Báo Lao Động nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến việc NLĐ đã hết tuổi lao động nhưng chưa đủ số năm đóng BHXH tối thiểu 20 năm để hưởng lương hưu hoặc điều kiện để nghị hưởng lương hưu sớm. Báo Lao Động trích đăng và trả lời:

Đâu phải Tết lúc nào cũng vui!

Mỹ An |

Người ta bảo “vui như Tết” nhưng năm nay, vợ chồng tôi đón một cái Tết buồn khi tiền lương, thưởng bị giám đốc công ty nhùng nhằng không chịu trả. Không có tiền, vợ chồng tôi chẳng dám về quê, nhớ con, nhớ mẹ, nhớ cái Tết quê… Thế nên, đâu phải Tết lúc nào cũng vui!

Hãy nghĩ cho người khác một chút!

Lê An Nhiên |

Người lao động (NLĐ) về quê ăn Tết rồi nghỉ việc luôn mà không cần báo trước, chủ doanh nghiệp (DN) muốn giữ chân NLĐ trở lại sau Tết thì giam lương… Những cách hành xử này đã khiến cho mối quan hệ lao động giữa hai bên không chỉ căng thẳng mà còn giảm uy tín cho cả hai về sau.

“Giám đốc tốt vậy, sao mình nỡ bỏ”

Hồng Hà |

Đầu năm mới, cái Hoa cùng chuyền với tôi thủ thỉ: “Chị em mình chuyển việc đi. Công ty bên cạnh đang tuyển, chị em mình có tay nghề, qua bên đó lương cơ bản cao hơn bên này 50 ngàn đồng/tháng”. Thú thực khi nghe cái Hoa nói, tôi có mừng nhưng rồi nghĩ lại: “Giám đốc đối với mình tốt thế, bỏ sao đành”.

Nghỉ việc đúng luật hưởng những chế độ gì?

Nam Dương |

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi liên quan đến chế độ nghỉ phép năm, thai sản, quyền lợi khi nghỉ việc, trợ cấp thất nghiệp. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

“Quả ngọt” từ sự chăm lo của doanh nghiệp dành cho công nhân

Lê An Nhiên |

Doanh nghiệp (DN) chăm lo Tết chu đáo, đảm bảo chế độ lương thưởng và bố trí ngày nghỉ Tết hợp lý cho người lao động (NLĐ) đã giúp NLĐ an tâm gắn bó, sau kỳ nghỉ Tết, NLĐ trở lại làm việc đúng thời gian. Đó chính là “quả ngọt” từ sự chăm lo của DN dành cho NLĐ.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp cần khoảng 7,3 tháng để tìm công việc đầu tiên

Lê Tuyết |

Điều tra chuyển tiếp từ trường học đến việc làm Việt Nam cho thấy, sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học trung bình cần khoảng 7,3 tháng để tìm công việc đầu tiên họ thấy ổn định và hài lòng. Kết quả điều tra cũng chỉ ra những vấn đề dai dẳng như sự không phù hợp với yêu cầu công việc, chưa tận dụng hết tiềm năng lao động và việc làm chất lượng thấp đối với thanh niên Việt Nam từ 15 đến 29 tuổi.