Phóng sự

Ngôi nhà Mái ấm rộn niềm vui

CÔNG SÁNG - CHÂU CẨM |

Những năm qua, đã có hàng nghìn ngôi nhà Mái ấm Công đoàn được Công đoàn Hà Tĩnh hỗ trợ xây dựng cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó mà nhiều gia đình đoàn viên có được mái ấm hạnh phúc, có nơi an cư lạc nghiệp, thêm tin yêu, trân trọng tổ chức Công đoàn.

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

Học trò “cá biệt” viết phần mềm học tập

Linh Phạm |

Vượt qua 80 ứng viên, phần mềm “Mạng xã hội học tập Việt Nam” đã đoạt giải nhất tại Hội thi Tin học trẻ toàn quốc 2014. Tác giả của phần mềm này là một nam sinh lớp 11Trường THPT Đức Phổ (Quảng Ngãi). Đằng sau giải thưởng của Phan Thanh Tùng là câu chuyện về một học trò cá biệt đã vượt qua cám dỗ khi tìm thấy đam mê với công nghệ thông tin. Gặp Tùng tôi trêu: “Chào chuyên gia phần mềm trẻ”, cậu vừa cười vừa xua tay: “Gọi vậy em ngượng lắm, em chỉ thích gọi là Tùng thôi”.

Mơ làm… xe ôm

Hữu Danh |

Mới 10 tuổi đầu, một chú bé ở vùng biên giới Long An - Campuchia đã phải trở thành trụ cột gia đình. Em là lao động chính trong ngôi nhà nghèo nhất xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ. Khát khao lớn nhất lúc này của chú nhóc là đủ 16 tuổi, để trở thành một tài xế xe ôm.

Thoát Y Vũ - Hang động kỳ bí giữa chốn thâm u nơi đại ngàn cực nam Trường Sơn

Khắc Dũng |

Sở dĩ có cái tên “Thoát Y Vũ” là vì để vào hang, con người ta phải trút bỏ mọi xiêm y, gột rửa mọi thứ sân si trong đầu mới vào được. Từ trước đến giờ, nghe bảo không mấy người vào đó mà trở ra được. Họ bỏ xác ở đâu đó trong hang. Bỏ xác vì những thứ sân si trong đầu khó gột rửa cho “sạch” được. Nhưng nếu ai đó đã vào được hang Thoát Y Vũ mà trở ra nguyên vẹn thì người đó suốt đời được hạnh phúc, an nhàn.

Gửi tặng các em một mùa học vấn

Phóng sự ảnh Dương Bình |

Rất nhiều gia đình nghèo đang lo lắng cho con em mình trước thềm năm học mới. Nhà ở thành thị có nỗi lo riêng, nhà ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa có nỗi lo riêng. Đặc biệt là những vùng thực sự nghèo.

Bút ký viết từ quán nhậu

HÀ LINH QUÂN |

Đêm khuya lắm rồi, bóng tối đã há hốc miệng như cái vực thẳm nuốt chửng mọi thứ, chỉ trừ quán nhậu tồi tàn vùng ngoại ô này. Ở một góc nhà, có người đàn ông đang dạy con chó của quán uống rượu. Gã say không còn biết gì, nhưng mắt vẫn lóe lên sự tinh quái khi nghe trong gió có ai nhắc đến tên một loại rượu! Chị vợ ngồi cạnh, mềm yếu như miếng bọt biển thấm hút mọi nỗi đớn đau từ một ông chồng say sưa, rụt rè kéo tay áo chồng giục về. Gã ngước nhìn chị như thể chị là bức hình gớm ghiếc được người tiền sử khắc trên vách đá. Chị nghiến chặt răng: ”Rượu ơi là rượu!”.

Từ Mêkông đến những dòng sông Trung Á

Juan Pablo Cardenal - Heroberto Araújo |

Trong khi sông MêKông là hiện thân của nguồn tài nguyên quan trọng như thế đối với các nước láng giềng như Việt Nam và Campuchia, điều đáng ngạc nhiên là Trung Quốc tiếp tục đơn phương đưa ra mọi quyết định về dòng sông huyền thoại, không buồn nhìn lại kiểu ứng xử như vậy đã gây tổn hại cho hình ảnh quốc gia của họ như thế nào.

Bi kịch trên những dòng sông xuyên Á – Bài 1: Rắn nước huyền thoại Mê Kông

Juan Pablo Cardenal – Heroberto Araújo |

Dễ dàng nhận ra bức tranh mua bán phồn thịnh tại Cảnh Hồng - một thị trấn ở phía nam tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), cách biên giới Thái Lan và Myanmar vài cây số. Cảnh Hồng yên bình với các thảm thực vật nhiệt đới và những ngôi chùa Phật giáo, nơi người dân, phần đông là dân tộc Đại thiểu số, dùng thời gian rảnh rỗi vào trò đá gà ăn tiền. Các đường phố chính san sát cửa tiệm ngọc bích và hàng nội thất gỗ Myanmar sang trọng.

Nhắm mắt bắt cua

Nhật Hồ |

“Con gì tám cẳng hai càng; không đi mà lại bò ngang cả ngày” - câu đố dân gian về con cua nay bỗng dưng trở thành thời sự tại xứ sở Cà Mau - nơi con cua biển đang “mang họa” vì cái tên “Trung Quốc”. Cách đây hơn một năm, con cua biển Năm Căn (Cà Mau) bầm giập vì thương lái thu mua quên trả tiền, nay người nuôi cua biển mang nỗi hàm oan “cua Trung Quốc” khiến con cua có nguy cơ “gãy càng” trước khi được công nhận thương hiệu quốc gia.

Những phụ nữ về từ “địa ngục trần gian” - Bài cuối: Mất tích sau khi yêu... qua điện thoại

Đặng Trung Kiên |

Theo phong tục bắt vợ của người Mông, trai gái phải lòng nhau thì có quyền dắt nhau trốn đi, vài ngày sau nhà trai mới đến xin cưới hỏi. Nhưng các cô gái Mông ở huyện Krông Bông (Đắc Lắc) lại đi biệt tích, có cô trở về từ Trung Quốc với những câu chuyện hãi hùng. Còn phụ nữ có chồng thì bị rủ rê đi làm với mức lương cả chục triệu đồng/tháng... Tất cả đều sập bẫy bọn buôn người.

Những phụ nữ về từ “địa ngục trần gian“

Đặng Trung Kiên |

Bọn buôn người đang nhắm vào các cô gái nghèo, người dân tộc thiểu số nhẹ dạ ở các xã vùng sâu, vùng xa của Tây Nguyên - nơi chuyện lừa bán phụ nữ sang Trung Quốc vẫn còn khá xa lạ. Các chị tin rằng "có nhiều việc nhẹ nhàng mà lương cao", các cô yêu đương qua... điện thoại di động đã lần lượt sập bẫy kẻ ác một cách dễ dàng.

Ngày càng lộ diện nhiều vị không “tử tế với những người đã chết ở làng cổ Đường Lâm”

Đỗ Doãn Hoàng |

Phóng viên báo Lao Động buộc phải xin trở lại với câu chuyện buồn không muốn nói ra này, là bởi vì có những người viết rất kỳ lạ và có những lời thanh minh phân trần rất khó hiểu từ phía những người bị “chỉ trích” trong bài “Xin hãy tử tế với những người đã chết ở làng cổ Đường Lâm” (số ra ngày 9.8.2014). Một tờ báo cho người đi phỏng vấn những người bị chỉ trích rồi coi đó là chân lý, sau đó đưa lên “chắc cú” như thể thanh minh chối “tội” cho họ vậy. Thử hỏi, nếu biết đó là “tội” thiếu tử tế với người đã khuất và người đang sống thì họ có chấp nhận “xuống tay” buốt lòng như vậy không?

Khiêu vũ với xe lăn

Lê Tuyết |

“Chỉ cần mặc một chiếc đầm đẹp, thoa lên mặt một tí phấn, tô lên môi một chút son, được “đứng” trên sân khấu biểu diễn một vũ điệu, và thế là giấc mơ được “phiêu” trên đôi chân của mình tưởng đã chết từ lâu nhưng hôm ấy lại sống dậy nguyên vẹn, rực rỡ” - Trần Thị Ngọc Hiếu vừa nói vừa đưa đôi bàn tay uốn lượn, giơ lên cao, đôi mắt lúng liếng, khuôn mặt rạng rỡ khi nhắc lại lần cùng 20 học viên của lớp khiêu vũ trên xe lăn biểu diễn trong hội thảo toàn quốc “chia sẻ các mô hình hỗ trợ người khuyết tật” diễn ra vừa qua ở TPHCM.

Cú hích ấn tượng

Vĩnh Quyền |

Lao Động vừa kết thúc cuộc thi phóng sự với phân khúc đề tài phù hợp tinh thần hướng đến đại lễ kỷ niệm 85 năm ngày xuất bản số đầu tiên của bản báo: Viết về những nhân vật được vinh danh anh hùng lao động và những nhân vật điển hình lần đầu được nhà báo phát hiện, tất cả đang tỏa sáng khí chất “anh hùng”, từ đời thường lặng lẽ góc núi đến Biển Đông cửa ngõ tổ quốc. Cuộc thi là cú hích góp phần nâng cao chất lượng chuyên mục đã trở thành thương hiệu “phóng sự Lao Động”.

Lục bình… lênh đênh nghị trường

HỮU DANH |

Lục bình là thứ sinh vật sống trôi nổi trên sông, dập dềnh theo con nước. Tưởng như vô hại, nhưng ở Long An, lục bình là vấn nạn, phải đưa vào nhiều cuộc họp, đưa lên nghị trường để bàn cách tiêu diệt.

“Mùa hè xanh”

Linh Phạm |

Giữa cái nắng hè đổ lửa miền Trung, những cô cậu học trò đến từ nước Mỹ xa xôi mồ hôi nhễ nhại chuyền tay từng viên gạch đến các bác thợ xây Việt Nam. Dưới gốc dừa, điệu nhạc đường phố R&B đậm chất Mỹ vang lên hòa vào nắng gió vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), công việc nặng nhọc, nhưng ai nấy cũng tươi cười...