Phóng sự

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

20 bảo vệ giữ gần 14.000ha rừng nghèo ở biên giới Ia Mơr

THANH TUẤN |

Gia Lai – 20 bảo vệ rừng chịu đựng khó khăn, thiếu thốn để bảo vệ 14.000ha rừng nghèo ở xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai. Trong đó, có gần 4.700ha đất có rừng đang trình lên Quốc hội xem xét có được phép chuyển đổi mục đích sang đất nông nghiệp - làm vùng tưới cho đại công trình thủy lợi Ia Mơr có vốn đầu tư 3.000 tỉ.  

Phạm Tuấn Huy - “cậu bé vàng” toán học

Đức Hạnh |

Hai lần đoạt Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế (IMO), Phạm Tuấn Huy - lớp 12 Trường Phổ thông năng khiếu, Đại học Quốc gia TPHCM - đã ghi danh mình lên bảng vàng những tên tuổi toán học của Việt Nam như Ngô Bảo Châu, Đào Hải Long, Ngô Đắc Tuấn... Huy còn là một “tay” đàn cừ khôi và một đời sống nội tâm lãng mạn.

Phát khùng vì nắng hạn

Xuân Nhàn |

“Hạn chưa từng thấy”, “hạn lịch sử”, “đỉnh hạn”…, về đâu ở Bình Định những ngày này cũng chỉ nghe than trời trách đất. Đại hạn ập tới ngay sau mùa mưa lũ ngút ngàn càng khiến con người ngơ ngác trước tự nhiên. Tại Phù Mỹ, Phù Cát, An Lão, Hoài Nhơn…, số nạn nhân nắng nóng liên tục tăng đột biến. Đến trung tuần tháng 7, thống kê cho thấy, có hơn 30.000 hộ dân đang lay lắt sống trong tình trạng thiếu nước.

“Nắng Mai” ở Võ Nhai

Giang Thuỳ Linh |

Có nằm mơ, những người đàn bà người Tày, người Dao không học thức, không việc làm, lam lũ chịu đựng những ông chồng nát rượu ở thị trấn Đình Cả (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) cũng không dám mơ một ngày sẽ trở thành xã viên có thu nhập ổn định của hợp tác xã vệ sinh môi trường Phú Cường. Cái đòn bẩy đưa hợp tác xã (HTX) từ tình trạng hoạt động không hiệu quả, nợ lương xã viên, thành một HTX lớn mạnh, nền nếp cũng như “cứu cánh” của những người đàn bà đau khổ nói trên chính là Ngô Thị Mai - cô chủ nhiệm người dân tộc Tày. Họ nói tên cô như người. Cô là “ban mai”, là ánh nắng sớm mang đến sự đổi thay cho cả thị trấn...

Gạc Ma - khắc khoải một nỗi đau (kỳ cuối): Những ngôi mộ gió vẫn chờ

Lâm Hưng Thơ – Trần Tuấn – Hoàng Hoan |

Như lớp lớp hùng binh Hoàng Sa từ thời nhà Nguyễn, khi thân xác của các chiến sĩ hải quân Việt Nam nằm lại trên biển sau trận hải chiến Gạc Ma năm 1988, người thân trên đất liền cũng lập cho họ những ngôi mộ gió… Và những ngôi mộ gió ấy vẫn đang ngày đêm mỏi mòn chờ hài cốt các anh trở về.

Gạc Ma - Khắc khoải một nỗi đau (Kỳ 5): Chuyện của những người sống sót

BÙI NGỌC LONG - LÂM HƯNG THƠ - TRIỀU DƯƠNG |

Những chiến sĩ hải quân Việt Nam tham gia trận hải chiến Gạc Ma 1988, có người nằm lại dưới lòng biển lạnh, có người bị Trung Quốc bắt làm tù binh, có người sống sót trở về đầy thương tật… Mỗi người một số phận và mỗi số phận là đong đầy những buồn, vui...

Vị đại tá già và một đời thao thức với biên cương

ĐỖ DOÃN HOÀNG |

Những ngày này, ngược bắc ải Lạng Sơn, Cao Bằng, vòng về Yên Bái, tôi được nghe nhắc nhiều đến hình tượng cao đẹp, mưu trí và đầy tâm huyết với Đất Mẹ của AHLLVT - ông Đào Đình Bảng. Những chiến công lừng lẫy của ông Bảng trong chiến tranh biên giới đã làm tôi cảm kích nhiều năm.

Gạc Ma - khắc khoải một nỗi đau (kỳ 4) : Máu xương còn ở Gạc Ma

Triều Dương - Tất Thảo |

Đã hơn 1/4 thế kỷ trôi qua nhưng những mất mát, đau thương của những người vợ, người mẹ có chồng con hy sinh ở đảo Gạc Ma vẫn còn tươi rói. Những ngày này, biển lại “động dữ dội” khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển Hoàng Sa của VN, cũng như xây dựng mở rộng căn cứ quân sự trên khu vực đảo đá Chữ Thập và đảo Gạc Ma, lại khiến ruột gan thân nhân các liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma như lửa đốt.

Gạc Ma - khắc khoải một nỗi đau (bài 3): Kỷ vật ấy vẫn vang lên “bài ca giữ nước”

Đỗ Doãn Hoàng |

Kỷ vật, nhất là kỷ vật của liệt sĩ thì bao giờ chúng cũng “biết nói”. Song, hơn thế, các liệt sĩ Nguyễn Minh Tâm và Trần Văn Phòng ở Thái Bình còn để lại vợ trẻ, con thơ, với kỷ vật biết cất lời ái quốc theo đúng nghĩa đen: Ấy là hai chiếc radio 26 năm qua chưa bao giờ trục trặc. Kỷ vật “biết nói” của liệt sĩ Trần Văn Phòng.

Gạc Ma - Khắc khoải một nỗi đau (bài 2): Tám người con được trở về đất mẹ

Việt Hòa |

Phải 20 năm sau trận chiến bi hùng ngày 14.3.1988, xác tàu HQ 604 được tìm thấy dưới đáy biển cách đảo Gạc Ma 1 hải lý, vùng biển vẫn đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. 8 bộ hài cốt mà các thợ lặn tàu dân sự Thành Công 07 đưa lên khỏi lòng biển lạnh, qua giám định ADN được xác nhận là 8 trong số 56 chiến sĩ hải quân hy sinh cùng con tàu HQ 604….

Gạc Ma - khắc khoải một nỗi đau

Hoàng Hoan |

Cuộc chiến đấu với quân Trung Quốc để bảo vệ đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam - ngày 14.3.1988 là một trong những trang sử bi hùng của dân tộc. Hơn 26 năm, trận hải chiến này vẫn còn nóng tính thời sự, khi nhiều thi thể chiến sĩ đã anh dũng hy sinh vẫn còn nằm lại nơi đáy biển sâu. Nỗi khắc khoải của thân nhân các gia đình liệt sĩ vẫn còn đó... Đặc biệt khi Trung Quốc xây dựng trái phép cơ sở hạ tầng quân sự với quy mô lớn tại đảo Gạc Ma, bất chấp đòi hỏi nhân đạo và chính đáng của Việt Nam là trục vớt con tàu HQ604, tìm thi hài các anh...

Bão từ Brazil nổi lên lúc nửa đêm

Hà Linh Quân |

Đêm 14.7, hàng vạn con người trên sân vận động Rio Janeiro sẽ hào hứng cất tiếng hát bài ca chính thức của “Brazil 2014”: “We are one”. Các con gà trống Gôloa sẽ tung cánh bay khải hoàn, hay những phù thuỷ sân cỏ Nam Mỹ ôm chiếc Cúp vàng nhảy điệu samba? Sẽ có cả một dân tộc không ngủ để khóc, để cười. Họ vô tình hay nhẫn tâm bỏ mặc chúng tôi bơ vơ, hụt hẫng, tâm hồn hoang vu, ăn cái gì cũng nhạt mồm? Bốn năm - thời gian quá dài, FIFA đặt ra để thử thách lòng kiên nhẫn của con người. Ai quay trái đất nhanh hơn xin được tặng giải Nobel World Cup.

Pitơ Hoan ở “cửa tử ” Cù Bai

Lâm Hưng Thơ |

Vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” với những đồi cỏ tranh ngậm thuốc khai quang, lùng nhùng dây thép gai và lúc nhúc bom đạn, từng là một Cù Bai “cửa tử” trên tuyến đường Hồ Chí Minh trong chiến tranh. “Nhưng 15 năm, chỉ 15 năm mà màu xanh nhợt nhạt trên gương mặt và con mắt sâu hoắm vì đói của người Vân Kiều đã cùng hồi sinh với bạt ngàn những vườn bời lời mỗi ngày “hái ra tiền”. Giới thiệu với bà con bản làng ở xa đến, Pả Hoan - người đã viết nên một câu chuyện hồi sinh ở chính nơi này…”.

“Ông tiên” không phép màu

Lục Tùng |

Như ông tiên trong chuyện cổ tích, suốt 10 năm qua, ông đã giúp hàng trăm ngàn người nghèo hồi sinh từ cõi chết. Chỉ có điều, ông không có phép màu, mà khởi đầu công việc với hai bàn tay trắng và mang trên mình căn bệnh hiểm nghèo có thể lấy đi mạng sống bất cứ lúc nào. Ông là Anh hùng Lao động Trần Lam - Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Kiên Giang - mà bà con vẫn gần gũi gọi là ông, bác, chú Bảy Lam.

Chương trình Hỗ trợ chỗ trọ miễn phí năm 2014: Ấm lòng sĩ tử vùng Tây Nam Bộ

Nhóm PV |

Sáng nay (2.7), LĐLĐ các địa phương vùng ĐBSCL sẽ đồng loạt tổ chức xe đưa các sĩ tử là con của CNVCLĐ, đối tượng chính sách về Văn phòng Báo Lao Động tại TP.Cần Thơ nhận chỗ trọ miễn phí (CTMP) trong những ngày thi đại học. Từ nhiều ngày qua, LĐLĐ các tỉnh trong vùng đã gấp rút chuẩn bị nhiều phần việc để hỗ trợ sĩ tử; nhất là đối với học sinh ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu nông thôn...

Người “đưa đò” xin mua “vé phà”

Kỳ Quan |

Hơn 30 năm dạy học, thầy là người đưa đò thầm lặng, đưa bao thế hệ học trò qua dòng sông THPT đến với tri thức, đến tương lai, đến bao bến bờ hạnh phúc. Mỗi năm, người “đưa đò” miệt mài ấy một lần đưa học trò của mình qua “chiếc phà” lớn để vào đại học, đó là chương trình Chỗ trọ miễn phí (CTMP) của Báo Lao Động. Năm nay, người “đưa đò” ấy tình nguyện đem 2 tháng lương của mình xin mua “vé phà” để lo cho các học sinh.