Phóng sự

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

20 bảo vệ giữ gần 14.000ha rừng nghèo ở biên giới Ia Mơr

THANH TUẤN |

Gia Lai – 20 bảo vệ rừng chịu đựng khó khăn, thiếu thốn để bảo vệ 14.000ha rừng nghèo ở xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai. Trong đó, có gần 4.700ha đất có rừng đang trình lên Quốc hội xem xét có được phép chuyển đổi mục đích sang đất nông nghiệp - làm vùng tưới cho đại công trình thủy lợi Ia Mơr có vốn đầu tư 3.000 tỉ.  

Lục bình… lênh đênh nghị trường

HỮU DANH |

Lục bình là thứ sinh vật sống trôi nổi trên sông, dập dềnh theo con nước. Tưởng như vô hại, nhưng ở Long An, lục bình là vấn nạn, phải đưa vào nhiều cuộc họp, đưa lên nghị trường để bàn cách tiêu diệt.

“Mùa hè xanh”

Linh Phạm |

Giữa cái nắng hè đổ lửa miền Trung, những cô cậu học trò đến từ nước Mỹ xa xôi mồ hôi nhễ nhại chuyền tay từng viên gạch đến các bác thợ xây Việt Nam. Dưới gốc dừa, điệu nhạc đường phố R&B đậm chất Mỹ vang lên hòa vào nắng gió vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), công việc nặng nhọc, nhưng ai nấy cũng tươi cười...

Theo chân thanh tra đi bắt xe gian

Bích Liên |

Thú thật là tôi đã hơi run khi chứng kiến cảnh một thanh tra giao thông, Bộ GTVT vào Đồng Nai xử lý vi phạm của DN vận tải bị túm cổ áo, cào sây sát ngực và giật đứt dây chuyền. Rất may sự xuất hiện của Cảnh sát 113 đã vãn hồi trật tự. Quả thật, làm thanh tra giao thông lắm khi cũng… thót tim.

Tây Nguyên: Vì sao lâm tặc vẫn lộng hành?

ĐẶNG TRUNG KIÊN |

Tại Hội nghị công tác bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh Tây Nguyên do Bộ NNPTNT tổ chức ngày 8.8 tại Đắc Lắc, nhiều vấn đề bức xúc lại được Tổng cục Lâm nghiệp và chính quyền các tỉnh “mổ xẻ”. Đặc biệt là nạn phá rừng vùng giáp ranh, khu vực biên giới, các băng nhóm lâm tặc “xã hội đen” lộng hành, nạn hợp thức hóa gỗ lậu thành gỗ hợp pháp để tiêu thụ... 

Những "quả đấm thép": Phía sau việc sa đà vào sân golf

NGUYỄN PHẤN ĐẤU |

Một loạt các bài báo của tôi như “Long An sa đà vào sân golf”; “Tuỳ tiện trong thu hút đầu tư”; “Sân golf từ đồng đến chợ”; “Phép tính đen”; “Sự xua đuổi ngọt ngào” vào cuối năm 2008, đầu năm 2009 đã phần nào phơi bày sự thật về “phong trào” làm sân golf. Vì vậy, Chính phủ và các bộ, ngành chức năng đã vào cuộc, kết quả, gần 10.000ha đất nông nghiệp được cứu và các dự án sân golf lúc đầu từ gần 20, đến nay còn... 1 dự án treo. Loạt bài này đã bóc trần những uẩn khúc phía sau các dự án trên.

Xin hãy tử tế với những người đã chết ở làng cổ Đường Lâm

Đỗ Doãn Hoàng |

Tôi viết những dòng này trong một đêm mất ngủ, bởi bàn thờ tổ tiên, nếp nhà cổ Đường Lâm tri ân các bề trên máu mủ của mình (và nhiều nhà khác) bị xâm hại theo đúng nghĩa đen. Nơi ấy, tiếc thay, lại bị xâm hại bởi các danh hiệu tưởng như đáng tự hào nhất “làng cổ - di tích quốc gia”, “di tích cấp tỉnh thành phố”; bởi những diễn viên hài được xem là rất “nổi tiếng” ở Việt Nam (như Phạm Bằng, Quốc Anh, Quang Thắng, Kim Oanh…); bởi các hãng phim đang sản xuất chương trình được xem là ăn khách nhất hiện nay. Không lẽ chúng ta cứ tôn vinh di sản văn hóa ở bề nổi, rồi “khai thác du lịch” để rồi giết chết các di sản theo kiểu đó sao?

Khám bệnh miễn phí trong khi chờ… nhận lương hưu

Kim Ngân |

Hằng tháng khi đi nhận lương hưu, thấy mọi người đều phải chờ đợi đến lượt mình rất lâu và mệt nhọc. Người đàn ông thanh mảnh, tóc bạc trắng như cước, gương mặt hiền từ, phúc hậu ấy thấy thương mọi người và giá có thể làm việc gì có ích trong khoảng thời gian đó. Rồi ông nghĩ ra và làm theo cách, đúng chuyên môn của một cựu nhân viên y tế thôn bản là chăm sóc và tư vấn sức khỏe miễn phí cho từng người. Ông là Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Kim Chi, 83 tuổi, sống tại tổ 13, phường Quang Trung, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Ông chủ tịch xã nằm dưới đáy hồ - Bài cuối: Lời nói dối của cán bộ và nước mắt của bà con bản Dạ

Đỗ Doãn Hoàng |

Trước khi lên Tuyên Quang tìm hiểu vụ việc, tôi có nghe thông tin về việc người dân bản Dạ và xã Sơn Phú đã “gian dối” trong khi làm một lá đơn tập thể để “trục lợi” và “chạy tội cho Nông Văn Lý” và hiện công an huyện đã tiến hành điều tra, tôi đã rất choáng, tưởng như sự việc đi vào ngõ cụt. Tuy nhiên, khi đến bản Dạ, đến xã Sơn Phú rồi, thì mới hiểu mọi chuyện không phải như vậy…

Ông chủ tịch xã nằm dưới đáy hồ - Bài 2: Phía sau việc ông chủ tịch xã “chìm dưới đáy hồ”

Đỗ Doãn Hoàng |

Đau không kém Lý là anh Nông Văn Thưởng - một gã ba toa (làm nghề giết mổ, bán thịt lợn) kiêm… Chủ nhiệm HTX - anh này bấy giờ đương kim là Phó bản nên hăng hái không kém Chủ tịch Lý trong việc dốc sức tổ chức di dời công trình chạy nước.

Ông chủ tịch xã nằm dưới đáy hồ

Đỗ Doãn Hoàng |

Gần hai thập niên làm báo, tôi chưa gặp ai tìm mình để kêu oan một cách quyết liệt như Nông Văn Lý. Anh đem theo Quyết định 426 của Huyện ủy Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) kỷ luật mình, rồi muốn “trung ương và cả nước” biết rõ chuyện mình bị cách chức chủ tịch UBND xã ra sao. “Tôi bị cấp trên lừa. Tôi là Nông Văn Lý, chứ không phải chủ tịch xã nữa, ông chủ tịch Lý ấy giờ nằm dưới đáy hồ rồi... Dù chết, tôi cũng phải đi tìm chân lý, đi đòi lại danh dự của một đảng viên, một người lính đã không tiếc máu xương trên biên giới phía bắc...”.

“Bà Mùa A Mềnh” chống “con ma” thuốc phiện

Giang Thuỳ Linh |

Những ngày “miệt trên” đang mưa lũ, bỗng nghe nhớ ngôi nhà thơm nồng khói pơ mu, nhớ bữa cơm ấm cúng và những lời mời rượu tha thiết của đồng bào Mông, tôi gọi cho Mùa A Mềnh - dân quân ở bản Háng Cháng Lừ (xã Khao Mang, Mù Cang Chải, Yên Bái) thì nghe giọng Mềnh gấp gáp lẫn trong tiếng mưa như xé trời miền núi: “Mình đang ở trên bản giúp bà con, mưa lũ to, sạt lở nhiều quá, phá hỏng hết ruộng nương của bà con rồi…”.

Gặp những người nuôi “thủy quái” trên sông Gâm

Giang Thùy Linh |

Cách đây quãng chục năm, đồng bào vùng cao huyện Bắc Mê - Hà Giang và những tay “sát cá” đã làm chao đảo giới ăn chơi, bởi liên tục xuất hiện những hình ảnh họ săn được cá chiên khổng lồ mấy chục cân - loài cá da trơn hung dữ, được mệnh danh là “chúa tể lòng sông”. Miếng thịt nàng nạc, mỡ màng, xắt khúc, thơm ngon, vàng ươm như nghệ được đặt lên bàn phục vụ các đại gia với đủ món. Nó đắt đỏ và hấp dẫn đến mức khiến người ta sẵn sàng lao vào những cuộc săn vét lòng sông, đưa những “thủy quái” lên bàn tiệc, bất chấp cả sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm tính mạng nơi dòng nước xiết sông Gâm.

14 năm “tỏa bóng” giữa đỉnh trời đá xám

Đỗ Doãn Hoàng |

Năm 2000, anh giáo Mông Văn Nguyễn tạm xa mẹ già và vợ con, tự đẽo thang gỗ vượt núi lên tít đỉnh trời toàn đá tai mèo xám ngoét ở Lũng Mần (xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) để dựng trường, gọi trẻ con người Mông về dạy học. Không điện đường trường trạm, nước sinh hoạt, thầy Nguyễn lại nghĩ cách xây bể giữ nước mưa lại giữa biển đá tai mèo, cứu trẻ em, phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc...

121 tuổi vẫn cười

Nhật Lệ |

Cả ngõ nhỏ thuộc ấp 5, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh (TPHCM) mấy bữa nay xôn xao vì có nhiều đoàn nhà báo vào thăm cụ Nguyễn Thị Trù - cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam, và có lẽ là cao tuổi nhất thế giới. Căn nhà của ông Phương - con trai út cụ Trù - khá rộng và thoáng. Mải tiếp khách, ông quên cả ăn trưa. Ông đã 74 tuổi, hơi nghễnh ngãng và cộng thêm nhiều đòn tra tấn vì “theo Việt cộng” thời trước 75, trí nhớ giờ chập chờn, khi được, khi tắt.

Hút chết ở Hòn Mum

Xuân Nhàn |

Con rựa sắc lẻm nếu thực sự bổ xuống, không biết giờ này mình đã tới chỗ ông bà ông vải hay chưa? Trên đường trở về từ vùng rừng giáp ranh hai tỉnh Bình Định - Gia Lai, đầu óc tôi cứ lẩn quẩn, miên man mỗi câu hỏi ấy. Thật đáng sợ cái cảm giác bị bức bách, bị uy hiếp, bị đẩy tới bờ sinh tử giữa đám đông cuồng loạn.